63. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ
- Trình tự thực hiện:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
1. Trước khi chuyến hàng đến:
Trách nhiệm của doanh nghiệp:
1.1 Tiếp nhận bản lược khai hàng hóa từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược khai hàng hóa cho Chi cục Hải quan liên quan chậm nhất 2 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển tới địa điểm làm thủ tục hải quan.
1.2. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng Hải quan để xác định và phân loại hàng hóa nhanh chóng, chính xác theo quy định tại điểm 6 phần A nêu trên
1.3. Khai hải quan được thực hiện cho từng chuyến hàng. Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân loại hàng hóa nhập khẩu thành các loại hàng theo quy định.
1.4 Doanh nghiệp căn cứ nội dung lược khai hàng hóa và các chứng từ kèm theo lô hàng để khai hải quan (riêng luồng hàng loại 1 thì khai theo bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu - mẫu ban hành kèm theo Quyết định này) và có trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung khai hải quan.
1.5. Doanh nghiệp được khai hải quan riêng cho từng chủ hàng khi được yêu cầu.
1.6. Doanh nghiệp gửi nội dung khai hải quan cho Hải quan.
1.7. Tiếp nhận thông báo về điều chỉnh nội dung khai từ Hải quan.
2. Khi chuyến hàng đến:
2.1 Căn cứ thông báo của Hải quan đối với từng loại hàng để thực hiện phân loại thực tế hàng hóa.
2.2 Giấy tờ phải nộp:
- Nộp bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu đối với luồng hàng loại 1. Bản kê này có gía trị pháp lý như Tờ khai hải quan thông thường.
- Nộp tờ khai hải quan và các loại giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa thuộc luồng hàng loại 2,3,4.
2.3 Xuất trình hàng hóa theo từng luồng hàng đã được Hải quan quyết định để tiến hành kiểm tra hải quan theo quy định.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
1. Trước khi chuyến hàng đến:
+ Tiếp nhận lược khai hàng hóa và nội dung khai hải quan của doanh nghiệp; trên cơ sở phân tích thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro và các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra việc khai hải quan của doanh nghiệp.
+ Thực hiện điều chỉnh nội dung khai và thông báo lại cho doanh nghiệp nội dung phải điều chỉnh (nếu có) để doanh nghiệp thực hiện.
+ Nếu không có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì Hải quan thông báo lại cho doanh nghiệp về quyết định chấp nhận của Hải quan về nội dung khai của doanh nghiệp.
2. Khi chuyến hàng đến:
2.2.Giám sát việc doanh nghiệp phân loại thực tế hàng hóa.
2.3 Tiếp nhận hồ sơ giấy từ doanh nghiệp.
2.4 Đối với hàng loại 1:
- Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng loại 1. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hóa.
- Xác nhận trên Bản kê chi tiết "Hàng miễn kiểm tra thực tế, thông quan theo nội dung khai hải quan của doanh nghiệp", ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Giao cho doanh nghiệp 01 bản kê, lưu 01 bản kê theo quy định.
2.5. Đối với hàng loại 2:
- Kiểm tra hồ sơ và phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra việc tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan “Hàng hóa được thông quan theo nội dung khai báo của doanh nghiệp”, ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
2.6. Đối với hàng loại 3:
- Tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa theo quy định.
- Thực hiện kiểm tra hồ sơ và phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra việc tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai và quyết định thông quan hàng hóa theo quy định hiện hành.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
2.7. Đối với hàng lọai 4:
- Tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc loại hình nào thì thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định hiện hành của loại hình đó. Kiểm tra thủ công 100% hàng hóa trước khi thông quan.
II) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định hiện hành đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu.
+ Lập bản lược khai hàng hóa.
+ Xếp hàng đã làm thủ tục hải quan vào phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa.
+ Tiếp nhận và bảo quản hồ sơ hải quan để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
+ Làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và phân loại hàng hóa xuất khẩu chưa làm thủ tục.
+ Tiếp nhận hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan từ các Chi cục Hải quan khác chuyển đến.
+ Giám sát việc gom, xếp hàng và niêm phong hải quan phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa đã làm thủ tục hải quan.
+ Lập 2 phiếu chuyển cửa khẩu (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định này).
+ Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa xuất khẩu, 2 phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
III) Thủ tục chuyển cửa khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa nhập khẩu tại các Chi cục Hải quan liên quan:
1. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nộp bản lược khai hàng hóa nhập khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
- Xuất trình phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.
- Tổ chức thực hiện việc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải của nước ngoài sang phương tiện vận tải của Việt Nam.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài:
- Tiếp nhận Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu.
- Kiểm tra seal của hãng vận tải.
- Giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải của nước ngoài sang phương tiện vận tải của Việt Nam.
- Nhằm giảm thiểu tối đa thời gian xếp dỡ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp được trao đổi các phương tiện chứa hàng hóa như kệ sắt, túi chuyên dùng, container thay vì phải bốc dỡ từng kiện hàng nhập khẩu ra khỏi phương tiện nêu trên.
- Niêm phong hải quan phương tiện vận tải chứa hàng hóa nhập khẩu.
- Lập 02 Phiếu chuyển cửa khẩu.
- Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa nhập khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
2. Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Nộp hồ sơ do Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Hà nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.
- Xuất trình phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.
- Chứng kiến Hải quan kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan.
- Dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải đưa vào kho chứa hàng.
- Lập bản kê hàng chuyển cửa khẩu (ký tên, đóng dấu doanh nghiệp). Nội dung bản kê gồm: Họ tên, địa chỉ người nhận, tên hàng hóa, đơn vị tính, lượng hàng, trị gía.
- Đề nghị Hải quan làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu sau khi phân loại.
- Lập bản kê hàng quá cảnh (ký tên, đóng dấu doanh nghiệp). Nội dung bản kê gồm: Họ tên, địa chỉ người nhận, tên hàng hóa, đơn vị tính, lượng hàng, trị gía.
- Đề nghị Hải quan làm thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu quá cảnh ngay sau khi kết thúc việc phân loại.
- Đối với hàng quá cảnh của nhiều chủ hàng, Công ty được phép khai hải quan chung 01 tờ khai hàng quá cảnh (HQ/2002-QC), kèm bản kê hàng quá cảnh và làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
- Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp nộp, kiểm tra niêm phong hải quan hồ sơ.
- Tiếp nhận phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa, kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan, đối chiếu với nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài trên Phiếu chuyển cửa khẩu.
- Xác nhận đầy đủ nội dung quy định trên phiếu; lưu 01 phiếu; chuyển trả 01 phiếu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo/ Hữu Nghị/ Mộc Bài.
- Giám sát doanh nghiệp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho chứa hàng và phân loại thực tế hàng hóa.
- Làm thủ tục thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo đề nghị của doanh nghiệp.
- Làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu theo đề nghị của doanh nghiệp:
+ Lập 02 Phiếu chuyển cửa khẩu gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng đến.
+ Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm Bản kê hàng hóa nhập khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan nơi hàng đến.
- Làm thủ tục tục đối với hàng hoá nhập khẩu quá cảnh theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
- Niêm phong hải quan phương tiện vận tải vận chuyển hàng chuyển cửa khẩu hoặc niêm phong hải quan cổ túi, kệ sắt chuyên dùng chứa hàng chuyển cửa khẩu khi hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải khác.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hải quan;
+ Bản lược khai hàng hóa;
+ Bản kê chi tiết hàng hóa;
+ Phiếu chuyển cửa khẩu
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
+ Phiếu chuyển cửa khẩu hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ,
+ Tờ khai hải quan, Phiếu chuyển cửa khẩu, Bản kê chi tiết
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quyết định 1568/QĐ-TCHQ ngày 27/7/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu.
+ Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổng cục Hải quan Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cục HQ tỉnh, TP:............. ______________________________________
Chi cục HQ:.....................
Số: ..........ngày ................
Phiếu chuyển cửa khẩu hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu,
quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ
I. Phần dành cho Hải quan nơi lập phiếu:
Kính chuyển Chi cục Hải quan:..................................................................................................
Lô hàng xuất khẩu / nhập khẩu được chuyển để làm thủ tục hải quan.
Thời gian chuyển: Hồi.........giờ............ngày .........tháng .........năm 200
Phương tiện vận chuyển: ..........................Biển kiểm soát số :....................................................
Số lượng túi, gói:.................; Số hiệu cont:......................; Số seal hãng vận tải:.......................
Niêm phong hải quan:.................................................................................................................
Giấy tờ kèm theo:........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Công chức Hải quan lập phiếu ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức.......................................
Nhân viên công ty tiếp nhận phiếu ký tên, ghi rõ họ tên:..........................................................
II. Phần dành cho Hải quan nơi tiếp nhận phiếu chuyển:
Thời gian tiếp nhận: Hồi..............giờ ..........ngày.........tháng.........năm 200
Xác nhận tình trạng thực tế về niêm phong hải quan, seal hãng vận tải, hồ sơ tiếp nhận (nếu có biên bản thì ghi cả số biên bản):
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Công chức Hải quan tiếp nhận phiếu ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức:............................
Nhân viên công ty tiếp nhận hàng hóa ký tên, ghi rõ họ tên :....................................................
Hải quan nơi lập phiếu Hải quan nơi tiếp nhận phiếu
Ngày tháng năm 200 Ngày tháng năm 200
(Ký tên, đóng dấu nghiệp vụ) (Ký tên, đóng dấu nghiệp vụ)
Ghi chú:
- Trường hợp lô hàng được chuyển nguyên cont. không phải ghi số lượng túi, gói.
- Nếu là hàng hóa nhập khẩu thì gạch bỏ chữ xuất khẩu và ngược lại.
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục HQ tỉnh, TP:……………
Chi cục HQ:…………………