Google+

Tìm kiếm

 

Dịch vụ cung cấp

 

Hỗ trợ trực tuyến

 

Thống kê

  • Đang onlineĐang online: 2
  • Hôm nayHôm nay: 23
  • Hôm quaHôm qua: 56
  • Tuần nàyTuần này: 246
  • Tuần trướcTuần trước: 417
  • Tháng nàyTháng này: 89,365
  • Tháng trướcTháng trước: 66,858
  • Tổng truy cậpTổng: 990,912
 
  • Những Rủi Ro của C/O Ưu Đãi Đặc Biệt

  • 24/10/2012
  •  

    C/O hưởng ưu đãi đặc biệt và những tiềm ẩn

    Cập nhật lúc : 10:00 AM, 29/07/2008
     
     
    Ảnh minh họa.
    Các đơn vị Hải quan, chủ yếu là các đơn vị sau thông quan đã dùng  một số dấu hiệu làm căn cứ để đấu tranh và truy thu được thuế thông qua việc bác bỏ tính hợp của C/O.

    Điểm lại một số vụ truy thu lớn thông qua C/O ưu đãi đặc biệt trong thời gian gần đây như: Truy thu mặt hàng Điện lạnh, Điện máy của Thái Lan; Thép cán nguội Philippines; Sữa bột hiệu Enfa của Philippine và hiện nay là C/O mẫu E của Trung Quốc. Những dấu hiệu cơ quan Hải quan đã phát hiện và quá trình đi tìm cơ sở để khẳng định là C/O không hợp lệ để truy thu đó là cuộc đấu tranh pháp lý mà phần thắng thuộc về cơ quan Hải quan, cụ thể:

    1/ Dấu hiệu tại hồ sơ:
     

    - Về hàm lượng: Dù các thời điểm nhập khẩu khác nhau (từ tháng 11/2006 đến 12/2007) nhưng hàm lượng ASEAN trên C/O luôn luôn là 46,9%, dù giá thép cán nóng mà Philippine nhập khẩu về làm thép cán nguội tại nhiều thời điểm khác nhau; hoặc trong cùng thời gian, cùng sản phẩm sữa, cùng nhà sản xuất, cùng người mua, người bán nhưng hàm lượng xuất xứ (ô 8) chênh lệch nhau quá lớn (có C/O ghi 40% nhưng có C/O ghi 60%);

    - Về hình thức C/O:

    + Số tham chiếu trùng nhau; Số tham chiếu C/O không đúng quy định;

    + Mặt sau ấn chỉ C/O Việt Nam là quốc gia không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

    - Về nội dung:

    + Tiêu chuẩn xuất xứ (origin criterion), các C/O ghi “said to contain” (tạm dịch là “theo khai báo”). Cách ghi này chỉ áp dụng để người vận tải ghi trên vận tải đơn, do họ không buộc phải biết chính xác về hàng hóa chuyên chở. Đối với Giấy chứng nhận xuất xứ thì hoàn toàn khác. Theo quy định tại Quy chế CEPT/AFTA và hướng dẫn tại mặt sau của C/O mẫu D, các ô từ 1 đến 11 (trừ ô số 4 dành cho Hải quan nước nhập khẩu) do chính người cấp C/O khai, nên họ phải biết rất chính xác về nội dung đó. Việc ghi chung chung như trên là dấu hiệu của sự gian lận;

    + Trên C/O ghi phương thức vận chuyển là hàng không, nhưng tên, số hiệu phương tiện vận tải, chủng loại, lại là container chứa hàng (40’) tàu biển. Đây có thể coi là một dấu hiệu gian lận khác;

    + Trên hộp sữa ghi: nguyên liệu nhập từ Tân Tây Lan, đóng gói (packet) bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: sản xuất Mead Johnsons B.V Middencamweg 2 Nijmegen, Hà lan Authorized user, dưới sự uỷ quyền của Mead Johnsons Hoa Kỳ.

    Đây là mặt hàng sữa công thức (Milk Formular), thành phần chính là các vitamin, khoáng chất, mà các thành phần này được nhập khẩu từ các khu vực trên, nên hàm lượng trị giá chủ yếu được tạo bởi nguyên liệu nhập khẩu ngoài ASEAN. Nhưng trên C/O chỉ ghi hàm lượng ngoài ASEAN chỉ 40% (non ASEAN content 40%). Theo thông lệ quốc tế, công đoạn đóng gói chỉ tại ra một hàm lượng giá trị rất nhỏ, không thể đáp ứng hàm lượng xuất xứ;

    + Một C/O cấp cho nhiều sản phẩm sữa với hàm lượng xuất xứ khác nhau, nhưng C/O không thể hiện rõ hàm lượng xuất xứ của từng sản phẩm mà ghi chung cho tất cả các sản phẩm trên C/O (theo quy định của quy chế CEPT/AFTA thì phải ghi rõ tỷ lệ hàm lượng ASEAN là bao nhiêu % cho từng sản phẩm);

    + Một số lô hàng thể hiện mã vạch khác với nước cấp C/O, nhưng vẫn có C/O mẫu D, ghi xuất xứ Philippines;

    + Chữ ký của người cấp C/O không đúng mẫu đăng ký;

    - Nơi phát hành hóa đơn thương mại: hiện nay đang nổi lên là C/O mẫu E của Trung Quốc nhưng nước cấp hóa đơn thương mại là Hồng Kông; Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Quảng Ninh đã tổ chức truy thu các C/O mẫu E của Trung Quốc nhưng hóa đơn thương mại do Hồng Kông cấp;

    2/ Cơ sở pháp lý:

    - Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Khoản 1 Điều 17 Phụ lục II (thủ tục cấp C/O Mẫu D), Khoản b, Điều 8, Phụ lục IV (thủ tục xin kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ) của Quy chế CEPT/AFTA và các Điều khoản tương ứng tại Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ Thương mại ban hành kèm theo quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D, Thông Tư 14/2006/TT-BTC ngày 28/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất CEPT;

    - Công văn số 3001/BTC-XNK ngày 14/4/2008 của Bô Công Thương: Tham gia ý kiến về việc xử lý C/O mẫu D cũ do Philippines cấp;

    - Công văn 1639/TCHQ-GSQL ngày 10/04/2008 của Tổng Cục Hải quan về C/O mẫu E của lô hàng do Trung Quốc cấp có hóa đơn thương mại do Hồng Kông phát hành. Tổng cục Hải quan thông báo nội dung mà Bộ Công Thương đã có ý kiến tại văn bản số 2891/BCT-XNK ngày 13/11/2007 như sau:

    * Quy chế cấp giấy chứng nhận C/O mẫu E ban hành theo Quyết Định 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/05/2007 của Bộ Thương Mại hiện chưa có quy định việc chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi công ty đặt ngoài khu vực thương mại tự do ACFTA (Hồng Kông không thuộc khu vực thương mại tự do này). Theo đó, trường hợp hàng nhập khẩu có C/O mẫu E do Trung Quốc cấp và hóa đơn thương mại do một nước thứ 3 (không phải là nước thành viên) phát hành thì C/O mẫu E nói trên không được chấp nhận để hưởng ACFTA.

    * Ngoài ra, hàng hóa có C/O mẫu E chuyển tải qua Hồng Kông hoặc một nước không phải là thành viên ACFTA, muốn được hưởng ưu đãi ACFTA cần phải tuân thủ theo các điều kiện về vận chuyển hàng trực tiếp theo quy tắc 8, phụ lục I và Quy tắc 19, Phụ lục III thuộc Quyết định 12/2007-QĐ-BTM;

    3/ Về C/O mẫu AK Hàn quốc:

    Trong việc đối chiếu C/O mẫu AK do Hàn quốc phát hành có 1 điểm khác biệt là phương pháp đối chiếu: phải đối chiếu C/O doanh nghiệp xuất trình với thông tin trên website http://english.korcham.net (nếu C/O mẫu AK do Phòng thương mại và công nghiệp Hàn quốc cấp) và trang website http://english.customs.go.kr (nếu C/O mẫu AK do Hải quan Hàn Quốc cấp); Từ ngày 1/3/2008, việc đối chiếu chỉ phải truy cập website http://english.customs.go.kr để kiểm tra các thông tin trên C/O xem C/O có được phát hành tại Hàn quốc không. Riêng mẫu dấu và chữ ký phải đối chiếu với mẫu lưu tại cơ quan Hải quan. Vì vậy, tại các địa điểm làm thủ tục Hải quan phải bố trí ít nhất 1 máy vi tính để truy cập trang website trên.

    Trên đây là một số dấu hiệu mà các đơn vị Hải quan nhưng chủ yếu là các đơn vị Sau Thông quan đã dùng làm căn cứ để đấu tranh và truy thu được thuế thông qua việc bác bỏ tính hợp của C/O. 

Chia sẻ cùng bạn bè thông qua các công cụ

|

Vui lòng nhập tiếng việt có dấu
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận cho bài viết này

THỦ TỤC HẢI QUAN KHÁC

2012 Copyright © VietNga. All rights reserved - Design: VTX.,JSC (0973.067.376 Mr.Vinh)
  • CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT NGA

  • Địa chỉ: 335 Lê Thánh Tông, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng
  • Điện thoại: 0225.3569.074 - Fax: 0225.3569.410
  • Hotline: 0983.350.469
  • Email: admin@vietngajsc.com - Website: http://vietngajsc.com